Công bố thực phẩm thường là việc bắt buộc đối với doanh nghiệp bao gồm cả thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu trước khi đưa sản phẩm đến với khách hàng. Để giúp doanh nghiệp có thể giải quyết các khó khăn và tiết kiệm thời gian, Oceanlaw đã tối ưu quy trình và hồ sơ đơn giản hóa đến mức tối đa các thủ tục cho khách hàng, bài viết này cung cấp cho Quý khách hàng một vài thông tin cần thiết liên quan đến điều kiện công bố thực phẩm thường:
1. Công bố thực phẩm thường nhập khẩu:
* Đối tượng cần thực hiện công bố là đại diện công ty nước ngoài có sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam.
* Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng gồm có:
- Đơn đăng ký công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
- Bản tiêu chuẩn cơ sơ do doanh nghiệp ban hành.
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm ( hai bản Sao y chứng thực) hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài ( 2 bản sao y chứng thực)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm ( bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Healthy), Bản kết quả kiểm nghiệm CA (Certificate of Analysis) trong vòng 12 tháng có đủ tiêu chuẩn theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực) của doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xuất xứ cấp.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn của sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ của sản phẩm cần công bố (có đóng dấu của doanh nghiệp); trong trường hợp mẫu có gắn nhẵn (nếu có yêu cầu để thẩm định sản phẩm).
- Tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất hay phiếu kiểm nghiệm ( về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và một số chỉ tiêu vệ sinh liên quan của nhà sản xuất) hay của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
- Nếu sản phẩm có những giấy chứng nhận: Chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP); Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hay giấy chứng nhận tương đương ( Bản sao).
- Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của sản phẩm cần công bố.
- Bản sao Hợp đồng thương mại về sản phẩm ( Nếu có).
- Bảng phân tích thành phần và chức năng của sản phẩm.
- Chữ ký số của doanh nghiệp.
2. Công bố thực phẩm thường trong nước:
* Đối tượng cần công bố thực phẩm thường trong nước là tố chức, cá nhân sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam
* Hồ sơ công bố thực phẩm thường trong nước:
- Đơn đăng ký công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
- Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành.
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (bản sao y chứng thực).
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ( 02 bản sao y chứng thực)
- Nhãn sản phẩm hay ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
- Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
3. Thời gian công bố thực phẩm thường:
- Thời gian hoàn tất công bố thực phẩm thường là 20-25 ngày làm việc.
- Thời hạn hiệu lực của giấy công bố là ba năm kể từ ngày cấp.
- Nơi cấp đối với công bố thực phẩm thường trong nước là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm; đối với công bố thực phẩm nhập khẩu là Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn về thủ tục, hồ sơ Công bố thực phẩm thường và cung cấp dịch vụ tốt nhất