Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của 1 doanh nghiệp (hoặc tập thể những doanh nghiệp) dùng để giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại từ các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy việ đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp an tâm khi phát triển kinh doanh
Có cần phải đăng kí nhãn hiệu không?
– Việc đăng kí nhãn hiệu không có tính chất bắt buộc nhưng đối với doanh nghiệp, các nhà sản xuất, nếu không làm thủ tục đăng kí nhãn hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với những nhãn hiệu của mình thì khi nhãn hiệu bị làm giả, làm nhái hoặc bị làm cho nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác thì rủi ro họ phải gánh chịu là không hề bé.
– Việc nhãn hiệu không được đăng kí đồng nghĩa với khi có vấn đề phát sinh như việc nhãn hiệu của mình bị người doanh nghiệp, cá nhân khác sử dụng gây nhầm với nhãn hiệu của mình, rơi vào tình trạng bị cạnh tranh trực diện, bị mất các thị phần,… đều không được nhà nước bảo hộ vì không có cơ sở pháp lý. Đối với trường hợp như vậy xảy ra, muốn ngăn chặn hành vi của đối thủ, chúng ta phải đưa ra Tòa hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp để giải quyết. Nhưng, việc đưa ra như vậy sẽ rất tốn kém, mất thời gian và thậm chí sự can thiệp như thế có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
>>> Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong tpp
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
1.Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Là văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu, Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm
2.Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh.
- Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành các hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra các thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không dùng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn .
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho các tập thể, các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng của pháp luật.
- Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
Hãy liên hệ tới Hotline của Oceanlaw để được tư vấn trực tiếp và miễn phí