Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với các đơn vị kinh doanh khác trên thị trường. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có khả năng phân biệt loại hàng hoá, dịch vụ của các chủ sở hữu nhãn hiệu với nhau trên thị trường.
- Dấu hiệu cấu thành lên nhãn hiệu hàng hóa: có thể cấu thành từ tên thương mại của nhãn hiệu, các từ, số mà doanh nghiệp coi là có ý nghĩa, đại diện cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Theo đó, doanh nghiệp cần thiết kế nhãn hiệu đảm bảo được tính độc đáo, phản ánh được nét riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình đồng thời phải có sự khác biệt với các nhãn hiệu của đơn vị khác để đảm bảo khả năng được bảo hộ độc quyền đối với loại nhãn hiệu của doanh nghiệp mình. Khi đã xác định được nhãn hiệu cho doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với các quy trình đăng ký mà pháp luật quy định.
Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa
Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu hàng hóa kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo độ cho Công ty luật Oceanlaw để được tra cứu sơ bộ để biết được nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay có gây nhầm lẫn không và trên cơ sở đó sẽ tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu hàng hóa.
Doanh nghiệp có thể tra cứu tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả tra cứu chính xác nhất.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Doanh nghiệp sau khi chốt được nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ kê khai và hoặc thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp nộp đơn ở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
Kết quả thẩm định hình thức
- Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng tính từ ngày nộp đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn đăng ký, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn đăng ký và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp cần sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi tới Cục sở hữu trí tuệ.
Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Thời gian công bố đơn: 02 tháng tính từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là các thông tin liên quan tới đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu của nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, các dịch vụ kèm theo.
Kết quả thẩm định nội dung
- Thời gian thẩm định nội dung: 09 tháng tính từ ngày công bố đơn đăng ký.
- Cục sở hữu trí tuệ xem xét những điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá về khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đã đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng chứng nhận cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng được đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời hay khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra những căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp.
Cấp văn bằng chứng nhận độc quyền nhãn hiệu
Thời gian cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng chứng nhận.
Sau khi có quyết định cấp văn bằng chứng nhận, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu được bảo hộ trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được quyền gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do đó, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam hiện nay, quý khách hàng hãy liên hệ tới văn phòng luật Oceanlaw để được tư vấn cụ thể và chi tiết.