Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

0

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm là một trong những biện pháp cần thiết về pháp lý để xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa của 1 loại sản phẩm trên thị trường , mở đường cho sản phẩm của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường trong và ngoài nước, tránh việc bị mất thương hiệu hoặc tranh chấp sau này. Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - Công ty TNHH Luật Gia Lê và Cộng sự

1. Ai có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?

Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
Quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
Khách hàng cần chú ý khi chọn nhãn hiệu xin đăng ký
Mỗi một nhãn hiệu chỉ được dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định và chỉ thuộc về người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.

>>> Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cần những giấy tờ gì?

2. Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu rơi vào các trường hợp sau:

Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu (không mang tính đặc thù cho loại hàng hóa đó).
Đã thuộc quyền của người khác.
Trùng hoặc tương tự với những nhóm hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, gồm: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận hoặc đã nộp đơn đăng ký.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

Lời kết

Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.

Tham khảo thêm:

>>> Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ như thế nào?

Share.

About Author

Hỗ trợ trực tuyến
icon phone
Hotline: 0904 445 449 - 0962 547 449