Doanh nghiệp hỏi chúng tôi : Hiện nay công ty tôi đang cung cấp dịch vụ rau sạch cho một số siêu thị, chợ trên địa bàn miền bắc. Nguồn hàng của chúng tôi đều được lấy từ Lào Cai. Tôi có hỏi thì họ không đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rau sạch của mình. Vậy xin hỏi luật sư chúng tôi có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm sau rạch cho công ty tôi có được không? mong luật sư tư vấn.
Câu hỏi : Tôi hiện là nhà cung cấp rau sạch cho một số siêu thị lớn trên địa bàn miền bắc. Do nguồn hàng của tôi được thu mua riêng tại tỉnh Lào Cai. Vậy trường hợp của doanh nghiệp tôi có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rau sạch hay không. Bởi nhận thấy rau sạch là thực phẩm vô cùng tiềm năng. Mong luật sư tư vấn nhãn hiệu của tôi có đăng ký độc quyền được hay không ?Luật sư trả lời :
Câu hỏi : Tôi hiện là nhà cung cấp rau sạch cho một số siêu thị lớn trên địa bàn miền bắc. Do nguồn hàng của tôi được thu mua riêng tại tỉnh Lào Cai. Vậy trường hợp của doanh nghiệp tôi có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rau sạch hay không. Bởi nhận thấy rau sạch là thực phẩm vô cùng tiềm năng. Mong luật sư tư vấn nhãn hiệu của tôi có đăng ký độc quyền được hay không ?Luật sư trả lời :
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến văn phòng luật Oceanlaw. Đối với câu hỏi của bạn luật sư của chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.
Khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì cần chú ý :
- Cá nhân,tô chức có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền, có quyền chuyển giao nhãn hiệu khi đã được bảo hộ. Tuy nhiên khi chuyển giao nhãn hiệu thì phải đáp ứng được điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu đó;
- Nhãn hiệu được bảo hộ tại nước ngoài thuộc điều ước quốc tế mà quy định cấm người đại diện,đại lý của nhãn hiệu đó thì Người đại diện và đại lý không được phép đăng ký nhãn hiệu khi chưa có sự đồng ý của Chủ sở hữu nhãn hiệu, ngoại trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Căn cứ theo điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quyền đăng ký nhãn hiệu quy định
- Tổ chức, cá nhân đều có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình, do mình sản xuất hoăc dịch vụ của mình cung cấp;
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức được thành lập đúng quy định của pháp luật có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể xác định được thành viên của mình sử dụng theo quy chế nhãn hiệu tập thể; đối với nhãn hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát , chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thì có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
Trường hợp có đồng chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu :
- Khi sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ phải có sự đồng thuận của các chủ sở hữu;
- Nhãn hiệu tạo được sự khác biệt, không nhầm lẫn với nhãn hiệu khác, khó khăn cho người tiêu dùng;
Trên đây là luật sư Oceanlaw tư vấn cho khách hàng về đăng ký nhãn hiệu? Nếu khách hàng khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu mà gặp khó khăn về thủ tục pháp lý thì có thể liên hệ trực tiếp đến Oceanlaw để được luật sư và chuyên viên của chúng tôi tư vấn.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là thế mạnh của Oceanlaw chúng tôi, khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu liên hệ đến văn phòng luật Oceanlaw, chúng tôi hỗ trợ khách hàng trong thời gian nhanh nhất.