Xem thêm : Ý nghĩa khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Thứ 2 : Quy định cho doanh nghiệp còn rập khuôn và cứng nhắc
Hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp cùng thời gian , tên gọi thì sẽ bị bác bỏ. Như vậy việc này là cứng nhắc theo điều lệ; mà còn chưa kể đến doanh nghiệp còn dùng nhiều mánh khóe cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ dần đối thủ cạnh tranh. Cần tạo cơ chế ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, nổi tiếng khi đã tạo được lòng tin cho khách hàng.
Đây là nhãn hiệu của Acecook Việt Nam, đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 62360. Theo đó, theo yêu cầu của Tòa thì “ Hảo Hạng” đã đưa ra lí do do việc cập nhật thông tin còn bộc lộ nhiều yếu kém của việc quản lí. Sự việc đã được giải quyết, tuy nhiên, dư âm của nó là lời cảnh báo cho hoạt động quản lí về đăng kí bảo hộ nhãn quyền. Công ty CP Acecook Việt Nam (Vina Acecook) kiện Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Foods) xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đơn vị này yêu cầu Tòa án xác định hành vi sử dụng mẫu bao gói mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, Tôm chua cay & Hình” là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay & Hình” (Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt nam).
Để khai thác tối đa lợi ích từ việc hoạt động đăng kí nhãn hiệu, cần có sự xem xét, nhìn nhận đúng vai trò của nó, sự lên tiếng của các doanh nghiệp, sửa đổi của hệ thống pháp lí trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Việc tạo dựng một hành lang pháp lí “dễ” nhưng “ chắc” là yếu tố cần và đủ để tạo dựng địa vị trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.