Thỏa ước Madrid và Hiệp định Madrid khác nhau như thế nào

0
Nhiều khách hàng liên hệ đến văn phòng luật Oceanlaw hỏi về thỏa ước madrid và  nghị định thư madrid có gì khác nhau trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại việt nam. Oceanlaw tư vấn cho khách hàng như sau :
Bài viết sau đây sẽ: “Phân tích những điểm khác biệt căn bản về Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng kí nhãn hiệu hàng hóa”.

1. Tư cách thành viên

Nghị định thư Madrid được sinh ra kế thừa và phát huy của hệ thống nộp đơn theo thỏa ước Madrid, nhằm mục đích thu hút thêm thành viên. Giữa nghị định và thỏa ước Madrid luôn tồn tại song song với nhau.
Các quốc gia khi là thành viên của Công ước Paris về đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia thỏa ước hay nghị định thư Madrid này. Bên cạnh đó một tổ chức liên chính phủ cũng có thể tham gia Nghị định thư Madrid nhưng không thể tham gia Thoả ước Madrid nếu những điều kiện sau đây được đáp ứng:
  • Có ít nhất một trong nước thành viên của tổ chức công ước Paris
  • Tổ chức đó có một cơ quan khu vực có chức năng đăng ký nhãn hiệu.

2. Điều kiện nộp đơn đăng kí quốc tế

Để được đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, nhãn hiệu bắt buộc phải được đăng ký ở nước sở tại.Đơn đăng ký nhãn hiệu theo nghị định thư Madrid chỉ được chấp nhận khi nhãn hiệu đó được nộp đơn tại nước sở tại, mà không yêu cầu bắt buộc khi nhãn hiệu đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại nước nộp đơn.

3. Ngôn ngữ và yêu cầu mấu đơn đăng kí quốc tế

  • Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo thỏa ước Madrid chỉ định nước thành viên đăng ký bảo hộ và không chỉ định nước nào là thành viên nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng pháp.
  • Đối với trường hợp đăng kí theo Thỏa ước Madrid: Người nộp đơn có thể chọn sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong đơn đăng ký Quốc tế theo hình thức quy định tại Nghị định thư.
  • Trong một đơn đăng ký Quốc tế, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chỉ định các quốc gia là thành viên Nghị định thư, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và đơn phải theo mẫu đã quy định.

4. Hiệu lực của đăng kí quốc tế

  • Theo nghị định thư Madrid, là 18 tháng khi đơn được đăng ký hợp lệ, Nhãn hiệu ra nước ngoài sẽ được chấp thuận bảo hộ nếu quốc gia được chỉ định trong đơn không tư chối nhãn hiệu trong thời gian quy định.
  • Nếu theo thỏa ước Madrid thì thời hạn là 12 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký bảo hộ quốc tế sẽ được chấp nhận tịa quốc gia được chỉ định, nếu đơn không bị từ chôi bảo hộ.

5. Từ chối bảo hộ và hậu quả pháp lý

Khi đăng ký theo thỏa ước Madrid nếu nhãn hiệu hàng hóa bị từ chối tại nước thành viên thì đơn đăng ký quốc tế vẫn có hiệu lực tại quốc gia còn lại. Nhãn hiệu hàng hóa ra nước ngoài có hiệu lực tương tự như nhãn hiệu được đăng ký tại từng quốc gia.

Khi đăng ký nhãn hiệu theo nghị định thư Madrid, khi đăng ký bảo hộ từ quốc gia chỉ định thì đơn đăng ký nhãn hiệu vẫn có hiệu lực tại quốc gia còn lại mà không thay đổi ngày nộp đơn gốc.

Việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền theo Nghị định thư Madrid hay Thỏa ước Madrid còn có những ưu nhược điểm. Do vây, để nắm vững những thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng kí nhãn hiện hàng hóa, quý khách liên hệ với OCEANLAW để được tư vẫn, giải đáp thắc mắc.

Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu hàng hóa miễn phí tại Oceanlaw.

Share.

About Author

Hỗ trợ trực tuyến
icon phone
Hotline: 0904 445 449 - 0962 547 449