Đăng ký nhãn hiệu theo thỏa ước Madrid
Nghị định thư Madrid chính là sự phát triển của hệ thống nộp đơn quốc tế theo Thỏa ước Madrid để mục đích thu hút thêm các thành viên khác. Nghị định thư Madrid không bị mất đi mà cùng tồn tại với Thỏa ước Madrid. Trước đó, Việt nam không thể sử dụng hệ thống nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế này nhằm bảo hộ nhãn hiệu của mình tại những nước chỉ tham gia Nghị định thư Madrid, mà không tham gia vào Thỏa ước Madrid
1. Giấy tờ cần có để nộp đơn
- 05 mẫu nhãn hiệu giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam;
- Danh mục hàng hóa dịch vụ theo đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận (GCN) nhãn hiệu hoặc Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Uỷ quyền (mẫu do Oceanlaw cung cấp)
Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài thông qua Nghị định thư Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Nghị định thư Madrid. Điều kiện để là người nộp đơn đã nộp đơn hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam, muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài có thể sử dụng Nghị định thư Madrid, thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài này gọi là đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid có nguồn gốc Việt Nam.
Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu sau này chỉ được phép tiến hành với các chủ thể có quốc tịch là thành viên của Nghị định thư.
Tại mỗi quốc gia được chỉ định việc xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy định tại các quốc gia này.
>>> Đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài thông qua Nghị định thư Madrid
>>> Đăng ký thương hiệu Việt Nam
2. Danh sách các nước là thành viên của Nghị định thư (gồm 75 nước bao gồm ViệtNam):
Albania, Antiqua and Babuda, Armenia, Estonia, Cộng đồng Châu Âu, Australia, Áo, Azerbaijan, Bahrain, Belarus, Bỉ, Bhutan, Botswana, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan Mạch, Phần Lan, Cyprus, Czech Republic, Pháp, Georgia, Hy Lạp, Đức, Hungary, Iran, Iceland, Ailen, Italy, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Lithuania, Liechtenstein, Nhật Bản, Kenya, Luxembourg, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Oman, Ba lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Romania, Nga, Hà Lan, Na Uy, Serbia, Singapore, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Turkmenistan, Thụy sỹ, Thụy Điển, Swaziland, Thổ Nhĩ Kỳ, Syrian Arab republic, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Ukraine, Việt Nam, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Zambia.
Trên đây là những thông tin cần thiết nhất mà luật Oceanlaw cung cấp tới cho bạn, để hiểu hơn về vấn đề này, quý khách hàng hãy liên hệ tới Hotline của Oceanlaw để được tư vấn.