Quy trình nhập khẩu thực phẩm – Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, giao thương hàng hóa giữa các quốc gia đặc biệt là sản phẩm thực phẩm. Do đó, khi doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm phải trải qua quy trình, thủ tục công bố thực phẩm nghiêm ngặt, trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Oceanlaw sẽ tư vấn, hỗ trợ, giảm thiểu rủi do , thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước trong thời gian nhanh nhất.
Quy trình nhập khẩu thực phẩm vào thị trường Việt Nam gồm 3 bước: Công bố thực phẩm nhập khẩu, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục hải quan;
Căn cứ Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định…”.
Như vậy, đối với mặt hàng thực phẩm chức năng (TPCN) nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với thực phẩm chức năng sẽ căn cứ thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế quy định:
Thực phẩm chức năng trong nước hay nhập khẩu phải được công bố hợp quy và đăng ký với Bộ Y Tế, Cục an toàn thực phẩm khi lưu thông trên thị trường;
Thực phẩm chức năng chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và bản công bố với Cục an toàn thực phẩm;
Quy trình nhập khẩu thực phẩm:
- Bước 1: Công bố chất lượng thực phẩm, công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định ăn toàn thực phẩm;
- Bước 2: Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bước 3: Thực hiện thủ tục hải quan đối với thực phẩm nhập khẩu;
Trên đây là sự tư vấn của Oceanlaw khi công bố thực phẩm chức năng, khách hàng có nhu cầu liên hệ theo hotline 0904 445 449 hoặc contact@oceanlaw.vn