Thay đổi kinh doanh

0

Khách hàng hỏi: Mình đăng ký mở công ty hồi 27 tháng 2. Địa chỉ công ty tại quận 12. Do không làm ăn được trên thành phố. Nên mình muốn đem công ty về Vũng Tàu. Đổi tên và cả địa chỉ về Vũng Tàu, đóng thuế đầy đủ. Công ty chưa phát sinh gì hết .

Trong cuốn hóa đơn có ghi 1 tờ cho khách nhưng khách không lấy. Chưa xé tờ ra khỏi cuốn hóa đơn. Hiện tại tiến độ kinh doanh chậm không có lời.

Phương án nào là giải pháp tốt nhất cho công ty của mình ?

Lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp ???

Thay đổi kinh doanh

Đừng bận tâm, vấn đề pháp lý của bạn là công việc của chúng tôi. OCEANLAW sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc như sau:

Nên làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp hay giải thể doanh nghiệp luôn? đây là điều mà các chủ doanh nghiệp vẫn luôn đặt ra khi công ty kinh doanh khó khăn. Hiểu được điều đó, OCEANLAW xin đưa ra phân tích các quy định của pháp luật về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp để quý khách hàng có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Quy định của pháp luật về thời gian tạm ngừng kinh doanh:

Ở đây, về bản chất tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp đều có bản chất là doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh nữa. Tuy nhiên như tên gọi “tạm ngừng kinh doanh”, “giải thể” đã nêu rõ giới hạn về mặt thời gian của hai hình thức này:

“Tạm ngừng kinh doanh” tức là doanh nghiệp chỉ tạm dừng một thời hạn nhất định sau đó sẽ quyết định tiếp tục kinh doanh hoặc ngừng hẳn luôn (giải thể). Chính vì vậy Khoản 2, Điều 57, Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã quy định: Thời hạn tạm ngừng của doanh nghiệp là 1 năm, tối đa doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng 02 năm liên tiếp. Bên cạnh đó trong thời hạn ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động trở lại bất kỳ lúc nào chỉ cần tuân thủ quy định về việc thông báo xin hoạt động trở lại.

Giải thể doanh nghiệp:

“Giải thể” tức là doanh nghiệp ngừng hoạt động luôn, không tồn tại nữa. Do đó nếu một thời gian sau này chủ doanh nghiệp muốn sử dụng tiếp công ty sẽ phải thành lập một công ty khác.

Do giải thể doanh nghiệp là doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoàn toàn nên thủ tục thực hiện sẽ phức tạp hơn. Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ về thuế, tiền lương cho người lao động, bảo hiểm xã hội, …vì vậy giải thể doanh nghiệp sẽ phải trải qua 04 bước cơ bản sau:

Bước 1: Đăng công bố thông tin giải thể doanh nghiệp

Bước 2: Xin đóng mã số thuế tại cơ quan thuế.

Bước 3: Trả con dấu cho cơ quan công an hoặc thực hiện hủy con dấu dấu của công ty

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Với quy trình giải thể như trên, thời gian giải quyết để giải thể doanh nghiệp có thể từ 2 – 4 tháng.

Chuyển địa điểm kinh doanh, về vấn để thủ tục khá là đơn giản.

Bước 1: Nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh với Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.

Bước 2: Sau khi có GPKD các bạn khắc con dấu mới và nộp Thông Báo thay đổi mẫu dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Bước 3: Làm thủ tục đối chiếu chốt thuế với cơ quan thuế chuyển đi

Bước 4: Nộp hồ sơ cho cơ quan thuế chuyển đến

Bước 5: Thông báo thay đổi địa chỉ mới với các cơ quan liên quan như BHXH, ngân hàng, nhà cung cấp …..

Nhưng nếu bạn muốn duy trì công ty và phát triển mạnh hơn nữa thì trước hết:

  • Tham khảo thị trường;
  • Xem lại nguồn cung của công ty có đáp ứng được với nguồn cầu của thị trường;
  • Hoạch định chiến lược công ty;

Trên đây là những phân tích của Oceanlaw, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp với mục đích kinh doanh của mình.

Tham khảo thêm: Thay đổi trụ sở công ty

Share.

About Author

Hỗ trợ trực tuyến
icon phone
Hotline: 0904 445 449 - 0962 547 449