Chuyển phát thư từ cần phải xin giấy phép gì

0

Hiện nay, việc chuyển thư tay không còn phổ biến như trở về trước những năm cuối thập niên 90. Tuy nhiên, do nhu cầu trao đổi, thông tin, giấy tờ, công văn… qua lại giữa các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể tăng cao. Nên kéo theo đó, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới chuyển phát cũng theo đó tăng lên.

Vậy, các doanh nghiệp tham gia mạng lưới chuyển phát như vậy có thực sự hợp pháp hay không? Và cần thực hiện thủ tục gì để việc kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh này hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật?

Phân biệt giấy phép chuyển phát và chuyển phát nhanh

  • Giấy phép chuyển phát: áp dụng cho dịch vụ bưu chính thông thường, không có cam kết cụ thể về thời gian.
  • Giấy phép chuyển phát nhanh: áp dụng cho dịch vụ bưu chính có thời gian cam kết rõ ràng, thường là trong ngày hoặc 24h, 48h…

Căn cứ Điều 21 Luật bưu chính năm 2010 về điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính quy định như sau:

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính (sau đây gọi là giấy phép bưu chính) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp.”

Vậy, ta có thể hiểu, mỗi đơn vị kinh doanh dịch vụ chuyển phát có thực hiện việc chuyển phát thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg đều phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép bưu chính.

Thẩm quyền cấp Giấy phép bưu chính: Bộ thông tin và truyền thông. Địa chỉ: số 20 đường Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đối tượng cần giấy phép:

  • Tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Để được tư vấn chi tiết hơn về chuyển phát thư cần xin giấy phép gì, và đề xuất hợp tác. Mời liên hệ hotline: 0903 481 181. Oceanlaw sẽ hỗ trợ tư vấn và thực hiện công việc một cách nhanh chóng và chất lượng nhất.

Share.

About Author

Hỗ trợ trực tuyến
icon phone
Hotline: 0903 481 181