Mục đích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là để ngăn chặn bên thứ 2 đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà các doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên quan tâm tới việc đăng ký nhãn hiệu liên kết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp mình, tránh tình trạng các doanh nghiệp khác có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với những nhãn hiệu trong tương lai. Trong bài viết sau đây Oceanlaw hướng dẫn khách hàng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam như sau.
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu thuộc vào các trường hợp sau:
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận hoặc đã nộp đơn đăng ký.
- Không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu.
- Đã thuộc quyền của người khác.
- Trùng hoặc tương tự với những nhóm hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác, gồm: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình anh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Để tìm hiểu cụ thể thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã có đơn nộp đăng ký, doanh nghiệp có thể tra cứu từ các nguồn sau đây:
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam (https://www.noip.gov.vn);
- Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;
- Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa.
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo Thỏa ước Madrid, do Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên mạng Internet (https://www.wipo.int);
Chuẩn bị hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (Tờ khai) làm theo mẫu quy định (3 bản);
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể (1 bản)
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng (được thừa kế, chuyển nhượng) quyền nộp đơn (1 bản);
- Mẫu nhãn hiệu (15 nhãn); Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, …) có công chứng (1 bản).
- Giấy phép sử dụng tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp (1 bản);
- Chứng từ nộp phí nộp đơn (1 bản).
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan chức năng là: Cục Sở hữu Trí tuệ, số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Để quy trình giải quyết thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế một cách tốt nhất thì quý khách hàng cần liên hệ ngay tới công ty Luật Oceanlaw để được các chuyên viên tư vấn và giải đáp.
Tham khảo thêm: