Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Là Gì? Hồ Sơ Công Bố Hợp Chuẩn – Hợp Quy

0

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì? Làm sao để thực hiện công bố sản phẩm hợp quy? Đây là thắc mắc của không ít khách hàng đang kinh doanh sản phẩm và mong muốn đưa sản phẩm của mình ra ngoài thị trường. Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ vấn đề, Oceanlaw có chia sẻ chi tiết thông tin qua bài viết sau:

Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn là hai khái niệm khác nhau. Để đưa sản phẩm ra ngoài thị trường đồng thời khẳng định sản phẩm đến với tay người tiêu dùng thì nhất định bạn phải thực hiện đăng ký công bố. 

Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là việc đánh giá xác nhận sản phẩm hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu thì nó trở thành thủ tục bắt buộc. Với việc đánh giá phù hợp tiêu chuẩn thì việc lựa chọn phương thức đánh giá nào đó là do tổ chức chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hoặc do cá nhân, tổ chức công bố hợp chuẩn quyết ddingj nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá.

Tại Việt Nam, chứng nhận hợp chuẩn được ký hiệu: TCVN.

Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy – Chứng nhận phù hợp với quy chuẩn là việc đánh giá, xác nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

Đối tượng chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy?

Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy là gì

Đối tượng cần chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Đối với những đối tượng sản phẩm liên quan đến an toàn sức khỏe hay môi trường (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) thì cần bắt buộc phải chứng nhận hợp quy. 

Để thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là hoạt động thử nghiệm, phân tích, đánh giá đối tượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng.

Căn cứ về các vấn đề pháp lý của công bố hợp chuẩn hợp quy

  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.
  • Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
  • Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của  Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
  • Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Hồ sơ công bố hợp chuẩn hợp quy

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
  • Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng …)

Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
  • Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
  • Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được công nhận;
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung:
  • Đối tượng được chứng nhận hợp quy;
  • Số hiệu, tên tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy;
  • Phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng;
  • Mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá,…) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/ đánh giá);
  • Kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận);
  • Thông tin bổ sung khác.
  • Các tài liệu có liên quan khác.

Xem thêm: Hồ sơ công bố thực phẩm thường

Tạm kết

Oceanlaw chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy với đội ngũ nhân sự chuyên môn cao. Đảm bảo doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả nhanh nhất và chi phí tối ưu nhất. Vậy nên, để sản phẩm của doanh nghiệp được đưa ra thị trường sớm nhất bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau để được chuyên viên giải đáp và hỗ trợ:

Website: https://congbothucphamnhanh.com

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 

Share.

About Author

Hỗ trợ trực tuyến
icon phone
Hotline: 0903 481 181