CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM – THỦ TỤC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN

0

Công bố sản phẩm thực phẩm là việc doanh nghiệp cần thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra bên ngoài thị trường. Nếu như không thực hiện tuân thủ theo đúng quy định nhà nước thì doanh nghiệp sẽ phải chịu các mức phạt khác nhau. Vậy làm sao để thực hiện đúng quy định, thủ tục công bố, thủ tục tự công bố thực phẩm. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau, Oceanlaw sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp và xử lý các vấn đề này.

Thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm

công bố sản phẩm thực phẩm

Khi đã biết được sản phẩm đó thuộc nhóm thực phẩm nào có thể tiến hành tự công bố sản phẩm hay không? Bước tiếp theo doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm bao gồm các vấn đề sau:

Chuẩn bị đủ hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm

Hồ sơ công bố là điều kiện nhất thiết phải có và không được sai sót. Vậy nên khi muốn thực hiện tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải hoàn thiện các mục như:

  • Bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Thực hiện theo mẫu số 01 nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành.
  • Bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Thời gian được tính 12 tháng cho đến ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Trong phiếu này cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận.

Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền

  • Bước tiếp theo trong thủ tục công bố đó chính là nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp đặt trụ sở tại đâu thì có thể nộp ngay tại địa phương, tỉnh, hay trung ương tương ứng.
  • Doanh nghiệp nộp 1 bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền địa phương. Sau đó, sẽ được công bố sản phẩm cho mọi người cùng biết.
  • Có thể công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, cổng thông tin điện tử và mạng xã hội,…

Chịu trách nhiệm trước pháp luật

Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu như sản phẩm đó không đủ điều kiện về chất lượng, có các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm,…

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Sau khi hoàn thành thủ tục và nộp bản công bố thì cơ quan chức năng sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và được lưu trữ tại các cơ quan chức năng và trên website chính thức của cơ quan này. Thông tin đăng tải bao gồm: tên công ty, bản tự công bố, những sản phẩm thực phẩm mà doanh nghiệp thực hiện tự công bố trước đó.

Trình tự tự công bố sản phẩm thực phẩm

  • Quá trình tự công bố chất lượng thực phẩm bao gồm:

Nộp hồ sơ công bố thực phẩm

  • Thực hiện nộp hồ sơ công bố qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công bố trực tuyến, hoặc trực tiếp tại các cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn từ 5 đến 45 ngày làm việc ( còn phụ thuộc vào sản phẩm thực phẩm công bố) tính từ khi tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố thực phẩm theo mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP hoặc được đăng tải tại các trang web của cơ quan chức năng đó.

Bổ sung sửa đổi hồ sơ

Nếu không đồng ý với hồ sơ, thì cần phải thực hiện sửa đổi bổ sung. Cơ quan chức năng phải thực hiện văn bản nêu rõ các lý do của yêu cầu. Sau thời gian 90 ngày khi có công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung mà doanh nghiệp không thực hiện đáp ứng yêu cầu đó thì hồ sơ sẽ không còn giá trị.

Công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm

Nếu như hồ sơ đã đạt yêu cầu thì cơ quan chức năng cần phải có trách nhiệm công khai sản phẩm đó trên website của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Hoàn thành thủ tục

  • Doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ theo yêu cầu quy định về phí và lệ phí của pháp luật hiện hành.

Lưu ý các giấy tờ cần có trong hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm

  • Giấy phép kinh doanh (có chức năng, ngành nghề phù hợp)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm (trong trường hợp gia công, sản xuất trong nước, đối với thực phẩm nhập khẩu chỉ cần GPKD có chức năng bán buôn thực phẩm là được).
  • Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
  • Bản sao có đối chứng ISO 22 000, HACCP (nếu có).
  • Bản tự công bố sản phẩm: kê khai vào mẫu Bản tự công bố đầy đủ thông tin (Lưu ý: kê khai theo các quy định hiện hành), in thành 2 bản, ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên. (Mẫu hồ sơ TỰ CÔNG BỐ: MẪU SỐ 01).
  • Kết quả kiểm nghiệm còn hiệu lực 12 tháng tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 (2 bản, bản chính hoặc sao y công chứng).

Tạm kết

Trên đây là các vấn đề, thủ tục liên quan đến công bố thực phẩm. Nếu doanh nghiệp còn khúc mắc hay cần tư vấn thì có thể liên hệ với Oceanlaw để được các chuyên viên tư giải đáp các khúc mắc mà mình đang gặp phải.

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 

Share.

About Author

Hỗ trợ trực tuyến
icon phone
Hotline: 0903 481 181