Khi thành lập doanh nghiệp và đưa sản phẩm ra ngoài thị trường, các doanh nghiệp phải hiểu về quy trình đăng kí mã số mã vạch theo đúng quy định của pháp luật
Ngoài ra các doanh nghiệp phải tìm hiểu và cũng tùy thuộc kế hoạch phát triển của công ty mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mã số phù hợp nhất với sản phẩm của mình.

Hồ sơ đăng kí mã số mã vạch sản phẩm
- Bản đăng ký mã số mã vạch (theo mẫu): 2 bản
- Bản sao giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp (Có công chứng): 2 bản
- Bản danh mục sản phẩm cần đăng ký mã số mã vạch (theo mẫu): 2 bản
- Giấy ủy quyền.
- Đối với doanh nghiệp trong giấy phép kinh doanh mà không có chức năng sản xuất nhờ đơn vị khác gia công cần:
- Giấy đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Hợp đồng gia công (bản sao công chứng)
- Đối với các Doanh nghiệp chỉ có chức năng thương mại: Bổ sung thêm 1 biên bản thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất phù hợp với ngành nghề trong giấy phép kinh doanh.
- Khi đăng ký mã số mã vạch cho mặt hàng sách, báo, tạp chí: Thủ tục tương tư như mục trên và kém theo hợp đồng liên kết xuất bản của từng đầu sách, báo hoặc tạp chí.
- Đối với các doanh nghiệp phân phối sản phẩm của công ty mẹ tại nước ngoài, muốn được cấp phép cho mã số của sản phẩm đó tại Việt Nam:
- Doanh nghiệp phải nộp bản ủy quyền của công ty mẹ (có công chứng) cho phép công ty chi nhánh trong nước sử dụng mã doanh nghiệp của công ty mẹ và sử dụng từ số nào đến số nào.
- Công văn đề nghị sử dụng mã nước ngoài.
- Bản đăng ký sử dụng mã số của Doanh Nghiêp nước ngoài trên sản phẩm.
Cân nhắc hồ sơ và tạm cấp mã số cho doanh nghiệp sử dụng
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) sau khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ và sẽ ra thông báo tạm cấp mã số cho doanh nghiệp sử dụng.
- Khi đó doanh nghiệp có thể tiến hành in mã vạch lên sản phẩm.
- Phí cấp mã số mã vạch gồm phí đăng ký và phí duy trì năm đầu tiên, phí duy trì hàng năm phụ thuộc vào loại mã số mà doanh nghiệp đăng ký. Từ năm thứ 2 doanh nghiệp nộp phí duy trì trước 30/6 hàng năm.
- Sau 2 tháng kể từ ngày doanh nghiệp được cấp và hướng dẫn sử dụng mã số doanh nghiệp, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) sẽ cấp giấy chứng nhận sử dụng mã số mã vạch hàng hóa thông qua đơn vị đại diện của doanh nghiệp.
- Sau khi cấp, doanh nghiệp không nộp đủ lệ phí duy trì, tổng cục sẽ tiến hành thu hồi mã số mã vạch đã được cấp trước đó.
Những lưu ý khi lựa chọn mã vạch sản phẩm.
- Mã doanh nghiệp: là mã số Tổng cục TCĐLCL cấp cho doanh nghiệp để từ đó DN tự phân bổ cho các sản phẩm của mình
- Loại mã DN 8 chữ số: khi đăng ký trên 1000 đến dưới 10.000 loại sản phẩm;
- Loại mã 9 chữ số: khi đăng ký trên 100 đến dưới 1000 loại sản phẩm;
- Loại mã 10 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm;
- Bảng liệt kê danh mục sản phẩm:
- Tên sản phẩm: tên sản phẩm, nhãn sản phẩm
- Mô tả sản phẩm: màu sắc, mùi vị, loai bao gói (túi nilông, chai nhựa, hộp sắt, hộp giấy), đo lường (trọng lượng, dung tích)
- Mỗi loại sản phẩm có đặc điểm khác nhau như dung tích, quy cách đóng gói, trọng lượng hoặc chủng loại sản phẩm… khác nhau thì kê thành từng dòng riêng.
Phía trên là quy trình đăng kí mã số mã vạchsản phẩm và những lưu ý khi lựa chọn mã vạch sản phẩm, hy vọng bạn có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất trước khi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng